Bảng chữ cái

Bảng chữ cái Tiếng Việt là nền tảng giáo dục đầu tiên mà trẻ nào cũng cần được trang bị. Để hướng dẫn bé cách đọc, viết và phân biệt nguyên âm, phụ âm trong Tiếng Việt, cha mẹ cần sử dụng phương pháp phù hợp.

Bảng chữ cái Tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái?

Năm 2024, theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái (bao gồm các nguyên âm đơn, phụ âm đơn), 10 chữ số và 5 loại dấu
thanh như sau:

  • Thứ tự bảng chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y
  • 10 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
  • 5 loại dấu thanh: Huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ~ ), nặng ( . )

Đây là kiến thức căn bản mà mỗi học sinh lớp 1 cần phải nắm vững trong quá trình học tập và rèn luyện.

Bảng chữ cái

  • a

    /a/


  • ă

    /á/


  • â

    /ớ/


  • b

    /bờ/


  • c

    /cờ/


  • d

    /dờ/


  • đ

    /đờ/


  • e

    /e/


  • ê

    /ê/


  • g

    /gờ/


  • h

    /hờ/


  • i

    /i/


  • k

    /ka/


  • l

    /lờ/


  • m

    /mờ/


  • n

    /nờ/


  • o

    /o/


  • ô

    /ô/


  • ơ

    /ơ/


  • p

    /pờ/


  • q

    /quờ/


  • r

    /rờ/


  • s

    /sờ/


  • t

    /tờ/


  • u

    /u/


  • ư

    /ư/


  • v

    /vờ/


  • x

    /xờ/


  • y

    /i/


 

Xem hướng dẫn cách sử dụng Bảng Chữ Cái: Tại Đây

Bảng dấu thanh

  • ´

    /sắc/


  • `

    /huyền/


  • /hỏi/


  • ~

    /ngã/


  • .

    /nặng/


Bảng chữ số

  • 0

    /không/


  • 1

    /một/


  • 2

    /hai/


  • 3

    /ba/


  • 4

    /bốn/


  • 5

    /năm/


  • 6

    /sáu/


  • 7

    /bảy/


  • 8

    /tám/


  • 9

    /chín/


Cách phát âm bảng chữ cái Tiếng Việt

Phát âm bảng chữ cái Tiếng Việt theo chương trình mới có một vài thay đổi so với trước đây. Dưới đây là phát âm chuẩn cho các nguyên âm, phụ âm, dấu thanh và chữ số.

Nguyên âm đơn

Theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 12 nguyên âm đơn trong Tiếng Việt gồm: A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y. Mỗi nguyên âm có thể được phát âm bằng nhiều cách khác nhau.

Nguyên âm đơn Phương pháp phát âm
a a
ă á
â
e e
ê ê
i i
o o
ô ô
ơ ơ
u u
ư ư
y i

Nguyên âm đôi

Bên cạnh các nguyên âm đơn, có tổng 32 nguyên âm đôi trong Tiếng Việt. Nguyên âm đôi chủ yếu được tạo bởi hai nguyên âm liền nhau trong cùng một âm tiết, khi bé phát âm thì lưỡi thường di chuyển theo để nói được âm đó chuẩn xác nhất.

Nguyên âm đôi Phương pháp phát âm
ai ai
ao ao
au au
âu âu
ay ay
ây ây
eo eo
êu êu
ia ia
iu iu
oa oa
oe oe
oi oi
ôi ôi
ơi ơi
oo oo
ua ua
ưa ưa
ui ui
uo uo
ưi ưi
ươ ươ
ưu ưu
uy uy

Giống như tiếng Việt, bảng chữ cái tiếng Thái cũng bao gồm các phụ âm và hình nguyên âm. Tuy nhiên số phụ âm áp đảo hơn, đồng thời là thành phần chính trong các từ, câu của ngôn ngữ này.

Nguyên âm ba

Nguyên âm ba Phương pháp phát âm
iêu iêu
yêu yêu
oai oai
oao oao
oay oay
oeo oeo
uao uao
uây uây
uôi uôi
ươi ươi
ươu ươu
uya uya
uyê uyê
uyu uyu

Phụ âm đơn

Phụ âm đơn (phụ âm đầu trong Tiếng Việt) là những âm tiết được tạo thành từ một phụ âm và không kết hợp với bất kỳ phụ âm nào khác. Bao gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Phụ âm đơn Phương pháp phát âm
b bờ
c cờ
d dờ
đ đờ
g gờ
h hờ
k ka
l lờ
m mờ
n nờ
p pờ
q quờ
r rờ
s sờ
t tờ
v vờ
x xờ

Phụ âm đôi

Bên cạnh các phụ âm đơn, trong tiếng Việt còn có 10 phụ âm đôi. Phụ âm đôi chủ yếu được tạo bởi hai phụ âm liền nhau trong cùng một âm tiết, khi bé phát âm thì lưỡi thường di chuyển theo để nói được âm đó chuẩn xác nhất.

Phụ âm đôi Phương pháp phát âm
ph phờ
th thờ
tr trờ
ch chờ
gi gi
nh nhờ
ng ngờ
kh khờ
gh ghờ
qu quờ

Phụ âm ba

Có một phụ âm ba duy nhất trong tiếng Việt là ngh.

Phụ âm đơn Phương pháp phát âm
ngh ngờ

Các thanh dấu

Có 6 loại thanh dấu được sử dụng trong tiếng Việt, trong đó bao gồm 5 thanh dấu có phát âm gồm: ( \ ), ( / ), ( ? ), ( ~ ), ( . ).  Cách phát âm chuẩn như sau:

Dấu thanh Phương pháp phát âm
´ sắc
` huyền
hỏi
~ ngã
. nặng

Nếu tiếng Việt có 5 loại thanh dấu thì trong bảng chữ cái tiếng Nga chỉ có 2 loại dấu cứng và dấu mềm. Chúng có cách viết và cách phát âm tương tự nhau khiến những người mới tiếp xúc với ngôn ngữ này gặp khó khăn khi phân biệt.

Các con số

Có tất cả 10 con số trong bảng chữ cái Tiếng Việt gồm: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Cách phát âm đúng như sau:

Con số Phương pháp phát âm
1 một
2 hai
3 ba
4 bốn
5 năm
6 sáu
7 bảy
8 tám
9 chín
0 không

Mẹo dạy học bảng chữ cái Việt nhanh

Áp dụng 5 cách dạy bảng chữ cái VN sau sẽ giúp trẻ thuộc và viết Tiếng Việt chính xác trong thời gian ngắn. Đừng gượng ép, hãy tạo hứng thú và tiếp cận tinh tế để trẻ hiểu, yêu Tiếng Việt.

1/ Dạy trẻ học khi đủ tỉnh táo và tập trung

Những thời điểm trong ngày khi trẻ đủ tỉnh táo và sự tập trung để tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức gồm:

  • Buổi sáng khi vừa thức dậy (ưu tiên từ 7 đến 10 giờ sáng).
  • Buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ (ưu tiên từ 6 đến 8 giờ 30 tối).

Lưu ý: Thời gian học mỗi lần tối đa từ 10 – 15 phút vì trẻ nhỏ chưa thể tập trung nhiều. Để không làm ảnh hương đến tâm lý con, cha mẹ nên cân đối thời gian cho phù hợp.

2/ Học phát âm trước rồi mới học cách viết

Trẻ cần biết cách phát âm chữ cái trước khi bắt đầu học viết. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, vừa đọc vừa viết kích thích tư duy gấp 2 lần so với bình thường, từ đó giúp bé ghi nhớ mặt chữ tốt hơn.

Lưu ý: Đối với bảng chữ cái Hy Lạp, để ghi nhớ nhanh chóng ta phải làm ngược lại, tức ghi nhớ mặt chữ trước rồi mới học cách phát âm. Sở dĩ như vậy bởi chữ Hy Lạp không phải chữ La Tinh.

3/ Dạy lý thuyết kết hợp các bài nhạc vui nhộn

Bạn hãy tìm những video về bảng chữ cái Việt Nam có giai điệu vui nhộn và hình ảnh màu sắc, sinh động trên Youtube, Tiktok. Ca từ và giai điệu sẽ dễ đi vào nhận thức, giúp việc ghi nhớ tốt hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, đây cũng là cách rất tốt để khơi gợi sự hứng thú và tập trung của trẻ.

4/ Học mọi lúc mọi nơi

Học phải đi đôi với hành, muốn con nhanh thuộc bảng chữ cái thì cha mẹ cần thường xuyên cho trẻ đọc, hát lại bảng chữ cái mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như khi ngồi trên xe, khi đi chơi hoặc thậm chí là khi tắm cho bé.

Tuy nhiên, bạn không nên ép buộc, gây sức ép bắt con đọc đi đọc lại liên tục. Điều này sẽ khiến trẻ chán nản, không muốn tiếp tục học.

5/ Đọc sách, kể chuyện cho bé

Đọc sách hay kể chuyện cho con không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn cung cấp kiến thức hữu ích về cuộc sống, đồng thời dạy con thông qua những chữ viết trong sách.

Khoảng thời gian trước khi đi ngủ là lúc trẻ hứng thú, dễ dàng tiếp thu kiến thức nhất. Vì vậy cha mẹ nên xây dựng thói quen đọc sách cùng con tối thiểu 20 phút mỗi ngày.

Nên cho trẻ học bảng chữ cái từ mấy tuổi?

Từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. Trong đó, 4 tuổi là thời điểm bé tiếp thu kiến thức tốt nhất. Nếu được làm quen và học bảng chữ cái trong thời điểm này, bé sẽ nhớ lâu hơn.

Cha mẹ cũng có thể dạy con sớm hơn, ở giai đoạn 2 – 3 tuổi nếu nhận thấy bé có khả năng ghi nhớ, nhận biết tốt.

Lời kết

Bảng chữ cái Tiếng Việt là công cụ cơ bản nhất để bé học và tiếp thu những kiến thức cao cấp hơn. Trong giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể kết hợp các phương pháp dạy – chơi phù hợp mà The POET magazine chia sẻ giúp bé tiếp xúc và ghi nhớ các chữ cái.Ngoài ra, cha mẹ đừng quên theo dõi chuyên mục Học thuật với nhiều bảng chữ cái phổ biến để có tài liệu hướng dẫn con.