Tiếng Việt là gì? Làm sao để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tiếng Việt là gì? Làm sao để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ dùng để giao tiếp mà còn trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. Là một người con của tổ quốc, chúng ta cần hiểu rõ tiếng Việt là gì cũng như nguồn gốc và lịch sử phát triển để góp phần giữ gìn tài sản quý báu của dân tộc.

Tiếng Việt là gì?

Tiếng Việt là gì có lẽ không còn xa lạ với người Việt Nam. Đây là ngôn ngữ chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là tài sản quý báu cần gìn giữ của hơn 100 triệu đồng bào ở trong và ngoài nước.

Tiếng Việt là gì
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiếng Việt được phân loại vào nhóm ngữ hệ Nam Á và có số người nói thuộc top 21 ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Không chỉ là phương tiện giao tiếp, đồng bào Việt Nam nói tiếng Việt để thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Nguồn gốc của tiếng Việt

Tiếng Việt có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp tại khu vực phía Bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã nước ta. Hiện nay, có rất nhiều giả thiết được công bố về nguồn gốc của tiếng Việt với 2 ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình là:

Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Thái

Năm 1912, nhà khoa học Pháp Maspero đã đưa ra nhận định rằng tiếng Việt có nguồn gốc từ ngôn ngữ Thái (Taic). Giả thiết này đã được giới ngôn ngữ học ủng hộ trong suốt nửa thế kỉ.

Tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Môn-Khmer

Tới năm 1953, 1954 và 1966, các nhà khoa học đã công bố một số giải thiết mới cho rằng: Tiếng Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á và không cùng nguồn gốc với tiếng Thái hay Hán. Đây cũng là giả thiết được giới khoa học đồng tình nhiều nhất vì tiếng Việt có nhiều nét tương đồng với Môn-Khmer.

Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lịch sử phát triển tiếng Việt đi cùng với những năm tháng thăng trầm của đất nước, sau nhiều lần thay đổi mới trở thành ngôn ngữ quốc gia được công nhận như hiện nay. Dưới đây là tóm tắt những giai đoạn phát triển của tiếng Việt:

  • Thời kì 1000 năm Bắc thuộc, chống Bắc thuộc: Tiếng Việt vay mượn nhiều từ vựng tiếng Hán (ví dụ tâm, tài, đức, mệnh,…).
  • Thời kì độc lập: Người Việt dần có ý thức tự chủ tự cường, lòng tự tôn dân tộc nên chữ Nôm ra đời.
  • Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: Tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Pháp nhưng trở nên năng động và có cơ hội phát triển nhờ sự ra đời của chữ quốc ngữ. Cùng trong thời gian này, hàng loạt tác phẩm văn thơ cách mạng viết bằng chữ quốc ngữ được sáng tác để thổi bùng lòng yêu nước.
  • Thời kì từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay: Chữ quốc ngữ trở thành ngôn ngữ chính ở nước ta và là niềm tự hào của dân tộc.

Tìm hiểu chữ viết tiếng Việt

Theo các giai đoạn phát triển của lịch sử, tiếng Việt được thể hiện bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Đặc điểm của chữ Nôm và chữ quốc ngữ có nhiều điểm khác biệt.

Chữ Nôm

Chữ Nôm thuần túy được xây dựng dựa trên những đường nét, thành tố của chữ Hán. Sau đó, người Việt dần ghép hai chữ Hán lại với nhau để tạo thành những từ vựng mới.
Theo một số ghi chép, vào thế kỷ 17 các nhà nghiên cứu đã ghi nhận có hơn 80.000 chữ Nôm. Tuy nhiên, nếu muốn đọc được chữ Nôm thì phải thành thạo tiếng Hán.

Chữ quốc ngữ

Chữ quốc ngữ được cấu tạo từ các ký tự latinh được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định báo. Sau nhiều lần sửa đổi, chữ quốc ngữ có 17 chữ cái phụ âm (b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x) và 11 chữ ghép (ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr).

chữ quốc ngữ
Chữ quốc ngữ được sử dụng từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay

Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Là một người Việt Nam, mỗi người trong chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng nhiều cách:

  • Nói và viết tiếng Việt đúng chuẩn mực, quy tắc.
  • Không sử dụng các ngôn ngữ lai tạp, tự chế tiếng Việt như: viết tắt, tiếng lóng, nửa tiếng Anh nửa tiếng Việt,…
  • Luôn giữ thái độ lịch sự, tôn trọng người nghe/người đọc khi giao tiếp hoặc viết. Không giao tiếp một cách thô tục, bất lịch sự, kém văn hóa.
  • Hòa nhập ngôn ngữ nước ngoài vào nước ta là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với phương châm hòa nhập chứ không hòa tan bạn không nên lạm dụng đệm quá nhiều từ nước ngoài vào giao tiếp mà phải có chọn lọc.

Kết luận

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc tiếng Việt là gì cũng như nguồn gốc, lịch sử phát triển ngôn ngữ dân tộc. Nhiệm vụ của chúng ta là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo vệ tài sản quý báu cho dân tộc.

bangchucaitiengviet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *