Các ngôi trong tiếng Việt và ví dụ minh họa
Các ngôi trong tiếng Việt có vai trò quan trọng trong giao tiếp và văn viết để thể hiện cách xưng hô hoặc mối quan hệ giữa người với người. Là một người Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ cách sử dụng các ngôi khi viết và trong giao tiếp thường ngày.
- Học cách đặt câu hỏi trong tiếng Việt chuẩn
- Cách dùng câu phức trong tiếng Việt: Khái niệm, cấu trúc và phân loại kèm ví dụ
- Câu bị động tiếng Việt: Tổng hợp những điều cần biết
- Câu đảo ngữ trong tiếng Việt: Phép tu từ phổ biến
- Câu khẳng định, phủ định trong tiếng Việt: Khái niệm, đặc điểm, chức năng và phân loại
Ngôi là gì trong tiếng Việt?
Các ngôi trong tiếng Việt dùng để chỉ vị trí của người nói hoặc người được nhắc đến trong câu chuyện và thể hiện bằng các đại từ nhân xưng. Thông qua đại từ chỉ ngôi, người đọc/người nghe sẽ biết được mối quan hệ giữa các nhân vật được nhắc đến và hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện.
Bạn đang xem: Các ngôi trong tiếng Việt và ví dụ minh họa
Các ngôi trong tiếng Việt phân chia như thế nào?
Trong tiếng Việt, ngôi được chia thành 3 loại: Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Dưới đây là đặc điểm và ví dụ minh họa về mỗi ngôi giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng khi nói hoặc viết.
Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói hoặc người kể chuyện, thường được thể hiện bằng các đại từ nhân xưng: tôi, ta, tớ, tao, chúng tôi, chúng ta,… Đây là ngôi được áp dụng nhiều trong văn tự sự, người nói/viết có thể trực tiếp bày tỏ các suy nghĩ, tình cảm của mình.
Xem thêm : Học cách đặt câu hỏi trong tiếng Việt chuẩn
Ví dụ: Sáng sớm thức dậy thời tiết se se lạnh, tôi chợt nhận ra mùa đông đang đến gần. Ở đây, đại từ nhân xưng “tôi” là ngôi thứ nhất.
Ngôi thứ hai
Ngôi thứ hai thường được sử dụng trong những cuộc đối thoại trực tiếp giữa người nói và người nghe. Trong đó, người nghe là ngôi thứ hai và được gọi bằng những đại từ nhân xưng như: cậu, các cậu, bạn, các bạn, mày,…
Sử dụng ngôi thứ hai trong giao tiếp tạo cảm giác gần gũi và thân mật giữa người nói/người nghe. Tuy nhiên, ngôi thứ hai lại rất ít khi được dùng trong văn kể chuyện.
Ví dụ: Tớ và cậu cùng đến thăm cô giáo nhé! Ở đây, đại từ nhân xưng “tớ” là ngôi thứ nhất còn “cậu” là ngôi thứ hai.
Ngôi thứ ba
Xem thêm : Cách dùng câu phức trong tiếng Việt: Khái niệm, cấu trúc và phân loại kèm ví dụ
Ngôi thứ ba nói đến một người hoặc những người không tham gia trực tiếp vào cuộc đối thoại. Đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ ba gồm: họ, bọn họ, anh ấy, cô ấy, anh ta, cô ta, hắn ta,…
Ngôi thứ ba được sử dụng rất nhiều trong văn tự sự. Khi sử dụng ngôi thứ ba, tác giả có thể kể chuyện một cách tự nhiên, khách quan nhất đối với những sự kiện xảy ra cho nhân vật.
Ví dụ: Tuy rằng gia đình nghèo khổ, cậu ấy vẫn cố gắng học tập thật giỏi và trở thành tấm gương sáng cho các bạn học sinh noi theo! Trong câu này, đại từ nhân xưng “cậu ấy” được nói theo ngôi thứ ba.
Một số lưu ý về cách sử dụng ngôi trong tiếng Việt
Dưới đây là những lưu ý giúp bạn sử dụng ngôi sao cho phù hợp khi viết hoặc giao tiếp:
- Sử dụng đại từ chỉ ngôi phù hợp với giới tính và số lượng. Ví dụ, nếu nói đến nữ giới thì dùng từ cô, chị, cô ấy, chị ấy,… Nếu nói đến 1 nhóm người thì dùng từ bọn họ, chúng tôi, chúng ta, bọn mình,…
- Nếu viết một tác phẩm dài, bạn có thể sử dụng nhiều ngôi tuy nhiên cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn.
Kết luận
Trên đây là đặc điểm và ví dụ minh họa về các ngôi trong tiếng Việt. Hiểu rõ cách sử dụng ngôi giúp bạn có thể giao tiếp, viết văn theo đúng ngữ pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nguồn: https://bangchucaitiengviet.com
Danh mục: Ngữ Pháp